Skip to content Skip to footer
-75%

Bả Phồn Hoa

Giá gốc là: ¥800.Giá hiện tại là: ¥200.

Vào đầu thế kỷ XX, khi nền văn chương quốc ngữ Việt Nam hiện đại hóa ngày một mạnh mẽ thì các tác phẩm dịch từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ luôn chiếm vị trí khá nổi bật.

Bả Phồn Hoa – demo

Mô tả

Vào đầu thế kỷ XX, khi nền văn chương quốc ngữ Việt Nam hiện đại hóa ngày một mạnh mẽ thì các tác phẩm dịch từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ luôn chiếm vị trí khá nổi bật. Trong số những dịch giả tiêu biểu thời kỳ này, Nhượng Tống được biết đến với việc đóng góp nhiều tác phẩm dịch tài hoa đầy tính minh triết, đưa văn chương Quốc ngữ đạt đến nghệ thuật trên lĩnh vực dịch thuật.

Tiểu thuyết Bả phồn hoa là một tác phẩm như vậy.

***

Tóm tắt & Đánh giá tiểu thuyết “Bả Phồn Hoa” của Vạn Quyển Thư Lâu, dịch giả Nhượng Tống:

Tóm tắt:

“Bả Phồn Hoa” là một tiểu thuyết được sáng tác bởi Vạn Quyển Thư Lâu và được dịch sang tiếng Việt bởi Nhượng Tống, một dịch giả nổi tiếng với khả năng truyền tải tinh thần và ý nghĩa sâu sắc của nguyên tác sang ngôn ngữ mới. Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh đầu thế kỷ XX, khi xã hội phong kiến đang trải qua những thay đổi lớn, đối mặt với những biến động xã hội và sự phát triển của tư tưởng hiện đại.

Tiểu thuyết kể về cuộc đời của nhân vật chính, người bị cuốn vào dòng xoáy của quyền lực, tham vọng, và sự sa ngã. Với một tâm hồn khao khát những giá trị cao quý, nhưng lại bị vây quanh bởi cám dỗ của sự phồn hoa, nhân vật chính dần bị tha hóa và rơi vào bi kịch của chính mình. “Bả phồn hoa” không chỉ là câu chuyện về một con người, mà còn là bức tranh phản ánh xã hội đương thời, nơi những giá trị truyền thống dần bị lãng quên trước sự lôi kéo của đời sống vật chất và dục vọng cá nhân.

Đánh giá:

“Bả Phồn Hoa” là một tiểu thuyết đậm chất hiện thực và phê phán xã hội. Tác phẩm khai thác sâu sắc các khía cạnh về nhân tính, sự tha hóa của con người trong một xã hội đang chuyển mình. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở sự miêu tả bi kịch cá nhân mà còn là một lời cảnh tỉnh về những hệ lụy mà sự mê đắm vào phồn hoa, dục vọng có thể mang lại.

Nhượng Tống đã thành công trong việc chuyển ngữ tác phẩm này sang tiếng Việt, giữ nguyên được tinh thần và phong cách văn chương của nguyên tác. Ông đã truyền tải một cách tinh tế những cảm xúc và triết lý sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm, giúp cho người đọc cảm nhận được trọn vẹn thông điệp mà tác phẩm mang lại.

Tuy nhiên, do bối cảnh xã hội và văn hóa mà tác phẩm phản ánh, có thể sẽ có những đoạn khó tiếp cận đối với độc giả hiện đại. Nhưng chính điều này lại tạo nên giá trị của tác phẩm, như một cánh cửa mở ra cho độc giả hiểu thêm về một thời kỳ lịch sử và những tư tưởng đang chuyển biến trong xã hội.

“Bả Phồn Hoa” là một tác phẩm đáng đọc, không chỉ vì giá trị văn chương mà còn vì nó đem đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc về xã hội và con người trong một giai đoạn lịch sử quan trọng.

***

DẶN VIỆC NHÀ, ÔNG LÃO TRÔNG CON
DÒ CHUYỆN KÍN, THẰNG HẦU NỊNH CHỦ

Thành phố Hương Cảng xưa vốn là một nơi hoang đảo. Sau trận “chiến tranh nha phiến”, người Tàu mới đem nhượng cho người Anh. Người Anh liền xẻ đường lập phố, mở chợ thông thương, dây điện đường tàu, dọc ngang như mắc cửi. Chẳng bao lâu mà một mảnh đất rừng hoang cỏ rậm đã thành một nơi đô hội, cửa nhà lộng lẫy, buôn bán chen đua. Ngay bên đường phố chính Hương Cảng, có một hàng nước để hiệu là “Đào Hoa Quán”, bánh làm ngon, trà pha khéo, có tiếng nhất trong miền Hương Giang. Chủ hàng họ Tạ, tên là Vân My, tuổi đã ngoài sáu mươi; so cò bẻ măng, làm ăn kể ra ngăn nắp lắm. Ông lão ấy nguyên là người tỉnh khác, đến ngụ cư Quảng Châu. Hiếm hoi được một trai, đặt tên là Thiếu My, nâng như viên ngọc trên tay, chiều chuộng quá thành ra hoang tàn cũng quá. Năm ấy cậu đã mười bảy tuổi, theo học trong một trường nọ, chữ nghĩa kể cũng đã khá, song suốt ngày lêu lổng, vốn không thiết gì học hành.

Mùa đông năm ấy, Tạ ông người đã yếu lắm, không thể kham được việc khó nhọc, nhân gọi Thiếu My vào mà bảo rằng:

– Thầy bây giờ già rồi. Nửa đời vất vả làm thân trâu ngựa cho chúng bay, sức đã kiệt, óc đã mòn, không sao gượng được nữa. Thầy nghĩ: ở đời này có tiệc nào là tiệc không tan, có người nào là người không chết. Vậy sang năm thầy định về ở nhà quê, tìm nơi xứng đáng hỏi cho con người vợ. Cửa hàng này về sau là của con cả. Công việc bề bộn, nay thầy giao phó cho con. Con nên chăm chỉ làm ăn, đừng để phụ lòng thầy trông cậy.

Nói đến đây thì cơn suyễn đã kéo lên, thở ì à ì ạch… Một lát, ông lấy tay bấm chuông điện, gọi thằng nhỏ vào rồi nghiêm nét mặt mà bảo rằng:

– Mày mau ra gọi chú Tám Trình cùng Lý Hoa vào đây. Ta có việc cần phải dặn.

Thằng nhỏ đi một lúc thì hai người kia đã theo nhau bước vào. Tám Trình là tay tài phú ở trong hàng, người đã nhiều tuổi lõi đời, bao nhiêu việc suy hơn tính thiệt hằng ngày đều do một tay chàng cả. Còn Lý Hoa thì tuổi tuy trẻ nhưng nét mặt coi ra người đứng đắn, làm thợ bánh ở trong hàng ấy, các bạn đồng nghiệp ở Hương Cảng không ai là có hoa tay bằng chàng, cho nên tiến công đã cao mà ông chủ đối đãi cũng biệt nhờn.

Tám Trình vào, làm ra bộ vui vẻ mà nói:

– Hôm nay coi ra ông đã khỏe, không thấy suyễn như mọi hôm rồi.

Tạ ông gượng cười, gật đầu đáp lễ lại hai người, rồi quay sang Tám Trình mà nói:

– Tôi bây giờ già yếu lắm, vậy định sang năm sẽ về quê nghỉ, việc buôn bán giao cho thằng em và phiền các bác trông nom giúp. Tâm huyết nửa đời tôi ở cả đấy mà cơm áo một nhà tôi cũng trông cả vào đấy. Tôi cũng sợ nó trẻ tuổi chưa quen việc song đã chắc có các bác nên tôi cũng được yên lòng.

Nói đến đấy, lại quay lại Lý Hoa mà rằng:

– Cái hoa tay của bác đã nổi tiếng gần xa. Chỗ thầy trò cũ đừng thấy vắng tôi mà sinh bụng đứng núi này trông núi nọ.

Lý Hoa chưa kịp đáp thì Tám Trình đã thưa lại rằng:

– Ông già thật, song vẫn còn sức trai, tưởng chưa nên về nghỉ vội mới phải. Thế nhưng ý ông đã quyết như vậy thì cậu nhà ta là người thông minh, lanh lợi, việc trong hàng chắc là sẽ thu xếp được ra thổn ra vải. Chúng tôi đã chịu lời ủy thác thì phàm việc gì có thể gánh vác được sẽ xin hết lòng hết sức, ông bất tất phải bận lòng.

Tay thợ bánh là Lý Hoa cũng vâng dạ nhận lời. Tạ ông nghe nói, ra ý cảm kích lắm, bắt tay hai người để tỏ bụng ân cần, ủy thác. Hai người cúi chào rồi lủi thủi bước ra.

Năm mới sang. Trong chỗ ngựa xe tấp nập, phố xá huyên điền, đã pha thêm cái cảnh tượng pháo nổ đì đùng, tranh treo la liệt. Mồng hai tết Tạ ông đã thu xếp xong việc cửa hàng. Mấy bồ hành lý, dăm bọn thân bằng, tu tu trong tiếng còi tàu, trên bến sông đã có một ông lão đầu tóc bạc phơ, chắp tay chào lại mọi người rồi lủi thủi xuống tàu, đó chính là Tạ ông.

***

Tay thợ bánh Lý Hoa năm ấy hai mươi bốn tuổi, mặt mũi trai tơ, da dẻ trắng trẻo, mỗi khi rỗi việc lại một mình chải tóc ngắm gương, đóng quần diện áo chứ không thèm đánh dân đánh lũ với các thợ thường. Chàng cũng người phương xa, ông cha mới di cư đến Tăng Thành. Từ bé đã học nghề làm bánh ngay, trời cho được cái khéo tay, phàm khách ăn bánh, uống nước, biết là món của chàng làm đều tranh nhau mà mua cho kỳ hết. Thế nhưng chàng có một cái chứng lạ: Vợ mới cưới, chồng làm xa, nông nỗi ấy thật nên tội nghiệp, vì thế mà mỗi tháng lại xin phép thăm nhà một thử, đi về vất vả chẳng quản tần phiền. Ông chủ nể là tay thợ khéo, đành cũng phải chiều cho muốn sao được vậy. Chàng thường bảo các anh em rằng:

– Làm thì làm, chẳng làm thì thôi, chứ cái chứng về với vợ thì tớ không sao chừa được!

Ai nghe câu nói ấy cũng phải khúc khích cười.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bả Phồn Hoa”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin bổ sung

Tác giả

Vạn Quyển Thư Lâu

Dịch giả

Nhượng Tống

Format

Ebook, Epub

Thể loại

Tiểu Thuyết

Số trang

143

NXB

Thế Giới

Năm xuất bản

2021