Mô tả
Qua cuộc đời đầy thăng trầm của thanh niên trí thức Ngô Chí Bằng – vốn là một đứa trẻ mồ côi ở thôn Vô Lương, trốn chạy quê hương cùng bao quan hệ ân nghĩa chằng chịt với bà con thôn làng, lên thành phố đeo đuổi một cuộc đời lý tưởng, tiểu thuyết Bảo toàn sinh mệnh như một tấm gương soi cho mỗi con người trong hành trình đi tìm bản ngã. Trên con đường đó có nhiều cạm bẫy, nhiều trắc trở, nhiều vấp ngã, nhiều lần đứng dậy, nhiều thành công song cũng nhiều thất bại chỉ trong tích tắc. Mỗi con người đều nỗ lực vươn lên dù trong mọi hoàn cảnh nhưng cũng vô hình chung đánh mất bản thân trước những giằng xé về danh và lợi.
Bảo toàn sinh mệnh còn là một “cuốn sử tâm linh” viết về 50 năm của lịch sử Trung Quốc hiện đại, truy tầm quỹ đạo về sự biến thiên của thành thị và nông thôn, về cuộc sống mới và những tín niệm còn tồn đọng. Trong quá trình biến thiên của thời đại, tinh thần con người cũng bị phân liệt, nhưng cũng từ trong sự phân liệt về tinh thần ấy, tác giả Lý Bội Phủ vẫn cố gắng đi tìm ý nghĩa chân thực của cuộc sống và giá trị đích thực của sinh mệnh…
Nhận xét về tác phẩm:
“Bảo toàn sinh mệnh kế tiếp hai tác phẩm Cửa của dê và Đèn trong thành phố trước đó để gộp thành “Bộ ba tác phẩm về bình nguyên”. Chủ đề của Bảo toàn sinh mệnh là thời đại và con người. Trong quá trình con người rời bỏ hương thôn để hòa mình với cuộc sống đô thị hiện đại, Lý Bội Phủ chú trọng đến hình tượng người nông dân “vác trên lưng đất đai mà đi”, ôm ấp theo đuổi bút pháp của chủ nghĩa hiện thực kinh điển, đặt niềm tin vững chắc vào vận mệnh và tính cách con người để có thể nhìn thấu kết cấu thâm viễn của ý thức xã hội. Với bút lực thâm trầm và hùng hậu, Bảo toàn sinh mệnh sáng tạo một hệ thống hình tượng nhân vật mới mẻ, và thông qua đó, tác giả muốn thăm dò và khảo nghiệm một cách nghiêm túc về mối quan hệ giữa nhanh và chậm, được và mất, quê quán và tha hương, vật chất và tinh thần, sự chòng chành nghiêng ngả của linh hồn, những mâu thuẫn nảy sinh trong thời kỳ quá độ…” – (Hội đồng trao giải thưởng Văn học Mao Thuẫn).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.