Skip to content Skip to footer
-71%

Không Nhà

Giá gốc là: ¥700.Giá hiện tại là: ¥200.

Cuốn sách là “một áng sử thi của người Mỹ bản địa thế hệ mới” (The New York Times), một cuốn sách “được bao trùm bởi nỗi buồn sâu sắc”, được tạo nên bởi “một người viết mới nhưng lại mang trong mình trái tim truyền thống…”

Không Nhà – demo

Mô tả

Về tác phẩm KHÔNG NHÀ

Không nhà là cuốn tiểu thuyết đầu tay của tác giả người Mỹ, Tommy Orange, xuất bản năm 2018, nhan đề gốc là There There.

Bạn thường hình dung gì về một cuốn tiểu thuyết? Rằng nhân vật sống ở khu phố nọ, làm việc rồi đi du lịch ở chỗ kia, gặp ai đó rồi yêu rồi kết hôn, có vài ba mối quan hệ phức tạp nhưng rồi cũng được xử lý ổn thỏa và sẽ có một cái kết bi kịch hoặc vui vẻ?

Không nhà, hoàn toàn không như thế! Đó là những lát cắt về mảnh đời, cuộc sống, những vật lộn với trầm cảm, nghiện rượu, thất nghiệp, thách thức xã hội trong cuộc sống đô thị, những ám ảnh từ lịch sử tổ tiên của từng nhân vật trong cộng đồng người châu Mỹ bản địa(thổ dân da đỏ/người Indian) thế hệ mới. Các nhân vật tưởng không liên quan đến nhau, nhưng cuối cùng lại có những liên kết nhỏ, như một mạng nhện mà tâm mạng là Trung tâm cộng đồng người Indian ở Oakland, là linh hồn tổ tiên người Indian. Từ cuộc nổ súng xa xưa làm thay đổi lịch sử người Indian đến cuộc nổ súng giữa đô thị hiện đại đều đẫm máu người Indian…

– Cuốn sách là “một áng sử thi của người Mỹ bản địa thế hệ mới” (The New York Times), một cuốn sách “được bao trùm bởi nỗi buồn sâu sắc”, được tạo nên bởi “một người viết mới nhưng lại mang trong mình trái tim truyền thống…” (Theo Louise Erdrich, nữ nhà văn người Mỹ, từng giành giải Pulitzer năm 2009).

Không nhà đã được trao Giải thưởng Vàng cho cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Giải thưởng sách California.

Không nhà đạt vị trí số 1 trong danh sách bán chạy nhất của San Francisco Chronicle, đạt vị trí số 8 trong danh sách bán chạy nhất và thuộc top 10 cuốn sách đáng đọc nhất năm theo bình chọn của Thời báo New York.

Là tác phẩm nằm trong danh sách rút gọn của Huy chương Carnegie cho tiểu thuyết xuất sắc của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ năm 2019. Tác phẩm giành “Giải thưởng John Leonard” của Giải thưởng sách quốc gia năm 2018 cho cuốn sách đầu tiên với tác giả mới và Giải thưởng PEN Hemingway Foundation/PEN 2019.

Là ứng cử viên cho giải Pulizer 2019.

Về tác giả TOMMY ORANGE

Tommy Orange sinh ngày 19 tháng 1 năm 1982 và lớn lên ở Oakland, California, Mỹ. Anh là thành viên chính thức của Hội liên hiệp Bộ lạc Cheyenne và Arapaho (người châu Mỹ bản địa) ở Oklahoma. Tommy Orange hiện đang giảng dạy chương trình Thạc sĩ tại Học viện Nghệ thuật Indian Mỹ và sinh sống ở Angels Cam, California với vợ và con trai.

***

#Review
Tiểu thuyết: Không nhà.
Tác giả: Tommy Orange
Người da đỏ là cộng đồng người dân bản địa sống tại Hoa Kỳ từ hàng nghìn, hàng triệu năm trước. Họ yêu thiên nhiên, tôn thờ linh hồn của các loài động vật, sống bằng nghề săn bắn hái lượm. Họ hiểu nhựa cây như dòng máu chảy trong huyết quản. Họ xem những bông hoa là chị em, những con gấu, con hươu, đại bàng vĩ đại…là anh em, những dòng nước xanh trong, những giọt sương lóng lánh, những mỏm đá…là gia đình, bè bạn và sống hòa hợp với chúng.

Đáng tiếc, khi các nhà thám hiểm đi đầu là Columbus phát hiện ra châu Mỹ, cuộc sống yên bình của họ kết thúc. Nhiều vụ thảm sát đẫm máu đã xảy ra. Họ bị đuổi khỏi nơi ở của họ, bị chiếm đất, bị đưa vào các khu dành riêng cho người bản địa, thậm chí nhiều bộ tộc đã biến mất…

Và “Không nhà” chính là tâm tư, tình cảm, là sự khắc khoải của những người da đỏ “thành thị” – những người da đỏ sau khi bị mất đất – những người da đỏ chới với, lạc lõng, đi xe lửa, xe bus, xe hơi trên đường nhựa – những người da đỏ luôn trăn trở về việc gìn giữ, lưu truyền bản sắc dân tộc cho thế hệ sau…

“Không nhà” có Tony Loneman và nỗi mặc cảm vì mắc hội chứng FAS.

“Không nhà” có Jacquie Red Feather, Opal Victoria Viola Bear Shield cùng câu chuyện về rượu, mang thai khi mới mười bảy tuổi và những đứa cháu nuôi.

“Không nhà” có Octavio, Calvin Johson, Charles, Daniel, Carlos với những món nợ, kim chích, chai lọ, điếu hút.

“Không nhà” có Edwin Black, sự béo phì, chứng nghiện internet cùng khao khát tìm cha.

“Không nhà” còn có Dene Oxendene, Bill Davis, Blue, Thomas Frank và nỗi nhớ, ước mơ, niềm tin…Mỗi người mỗi câu chuyện, mỗi suy nghĩ để rồi tất cả gặp nhau tại lễ hội Powwow – nơi khiến các sợi dây duyên số hỗn loạn, rối tung trong cuộc sống được bện lại thành búi, nơi lời cầu nguyện, sự nguyền rủa, lông vũ, trang sức và cả máu xếp chồng, xoay tít đáng sợ, xót xa…

Vâng! Ba trăm bảy mươi bốn trang, gần năm tiếng đồng hồ,”Không nhà” khép lại mà cổ họng mình đắng chát, mà trái tim mình như bị ai đó bóp nghẹt, khó thở quá, bức bối quá, bi thương quá! Thử hỏi có nỗi đau nào bằng nỗi đau không thể nắm giữ vận mệnh của bản thân? Có nỗi đau nào bằng nỗi đau bị đồng hóa? Có nỗi đau nào bằng nỗi đau của họ – những con chim đã bị lấy mất bầu trời nữa không?
Đánh giá: 9/10
————————————

Nguồn: Hoa Sữa.

***

“Không nhà”: Sách hay nhất được New York Times bình chọn

“Không nhà” viết về quá trình sinh tồn, lăn lộn của người thổ dân da đỏ trên mảnh đất mới, sau khi người da trắng tiến hành xâm lược mảnh đất tổ tiên của họ.

Tác giả, Tommy Orange là một tiểu thuyết gia và một nhà văn đến từ Oakland, California, Hoa Kỳ. Có lẽ bởi vậy Tommy đã lựa chọn và viết về Oakland, cũng chính là cuốn tiểu thuyết “Không nhà”, được bình chọn là 10 cuốn sách hay nhất năm 2018 theo bình chọn của The New York Times.Phần mở đầu của cuốn tiểu thuyết không phải trang viết dài dòng, tác giả đã chọn thế này:

”Trong thời kỳ đen tối
Ta vẫn sẽ hát ca?
Ta vẫn sẽ hát ca
Về thời kỳ đen tối”

Ban đầu, người đọc sẽ khó để biết được tinh thần của cuốn sách sẽ là gì: Là sự bi thương hay lạc quan? Điều cần thiết là độc giả luôn chuẩn bị một tinh thần tốt để bước chân vào “mảnh đất” chắc chắn là đen tối, kể về câu chuyện của cuộc đời những con người “khốn khổ”.

Ban đầu Tommy không ngay trực tiếp đưa người đọc vào câu chuyện của mình mà như một cách dẫn chuyện, ông đưa vào những dữ liệu có thật trong lịch sử về cuộc xâm lược của người da trắng lên vùng đất bản địa của người da đỏ. Cách viết này tạo sự chân thực nhất định cho tác phẩm, bởi nó là sự đan cài của sự thật với văn chương.

Đó là những câu chuyện lịch sử về những chiếc thủ cấp, các cuộc cuộc thanh trừng kinh hoàng của người da trắng. Là sự giết hại, cướp bóc dã man lên người dân bản địa, rồi sau đó đẩy những người bản địa phải tha phương cầu thực, từ bỏ đi tên họ và quê hương của chính mình. Đây là một sự lý giải cho người đọc vì sao câu chuyện được bắt đầu, do đâu mà Tommy Orange đã viết “Không nhà”.

Nhìn vào tác phẩm, ta sẽ thấy nếu như người ta nhìn phương Tây, nhìn người da trắng là sự phát triển và văn minh của nhân loại thì văn minh của nhân loại thực ra không vượt ra bên ngoài thời kỳ dã man là bao mà chỉ là dã man theo một cách khác. Bởi vì họ chẳng qua là những kẻ mạnh hơn và thành công trong các cuộc xâm chiếm, xóa bỏ đi bản sắc của dân tộc khác rồi khoác lên mình bộ áo “văn minh”.

Người da đỏ ở thành thị họ chơi vơi và đau khổ khi đánh mất đi mảnh đất của mình. “Chẳng có ai thực sự lớn lên ở đây”. Nó làm liên tưởng đến một nhân vật của Việt Nam cũng bị bóp méo cả nhân hình lẫn nhân tính chính là “Chí Phèo”. Xã hội và những bất công đã tước đi quyền được làm một con người bình thường của họ.

Chí Phèo hay những người thổ dân da đỏ họ đều là những người bị đẩy ra bên ngoài lề của sự sống, bị bóp nghẹt và tra tấn dã man từ bên ngoài lẫn bên trong. Và sự cứu rỗi nào dành cho những con người ấy cũng đều quá muộn màng và đau xót.

Ngoài vấn đề về nội dung thì lối viết của Tommy thật sự rất cuốn hút. Lối viết mang đậm màu sắc của một người từng trải, hiểu biết khi ông luôn đan cài những quan điểm thông qua lời thoại như là: “Chúng ta không sở hữu thời gian cháu ạ, thời gian sở hữu chúng ta. Nó giữ chúng ta trong miệng như con cú ngậm con chuột già. Chúng ta bối rối. Chúng ta đấu tranh để được giải phóng, nhưng lại để nó moi mắt với ruột để ăn và rồi chúng ta sẽ chết như những con chuột già”.

Cái tên “Không nhà” thật sự gợi lên nhiều xúc cảm, cũng lại làm liên tưởng đến vài câu trong bức thư mà Lưu Quang Vũ từng gửi cho Xuân Quỳnh: “Nơi người ta sống rất khổ mà vẫn luôn tìm cách để sống cho thanh thản trong nỗi khổ ấy, sống thanh thản và yên tĩnh.” Hẳn chính là vậy, người da đỏ cũng đang thanh thản và yên tĩnh vùi mình trong nỗi khổ của việc đánh mất tên họ và quê hương.

Học sinh ở Việt Nam có bài học hồi cấp hai “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” với tràn ngập tình yêu thiên nhiên, chim muông, cây cối. Người da đỏ họ yêu mảnh đất của mình như máu thịt và trong họ có dòng chảy của núi rừng. Thế nhưng trong “Không nhà” ngay phần bìa sách được trích dẫn rằng : “Chúng tôi đi xe buýt, xe lửa và xe hơi trên những con đường nhựa. Người da đỏ không trở về vùng đất của mình. Vùng đất đó là khắp mọi nơi và cũng là không nơi nào.” Không khó để nhận ra được họ đã không còn là họ nữa.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Không Nhà”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin bổ sung

Tác giả

Tommy Orange

Dịch giả

Phạm Thu Hà

Format

Ebook, Epub

Thể loại

Best Seller

Số trang

376

NXB

Thế Giới

Năm xuất bản

2019