Mô tả
Một sáng tinh sương Tokyo, người ta tìm thấy xác một người đàn ông lớn tuổi nằm vắt ngang trên đường ray xe điện, diện mạo đã bị hủy hoại. Không thể xác định được danh tính nạn nhân, cuộc điều tra đành tập trung vào những lời chứng vụn vặt của mấy cô gái quán bar và hai nhạc công guitar rong tình cờ gặp ông đêm hôm trước. Tất cả co cụm về hai manh mối: nạn nhân nói tiếng địa phương vùng Đông Bắc, và có một danh từ riêng xuất hiện trong câu chuyện của ông với nghi phạm.
Hai manh mối lờ mờ nhỏ bé này đã đẩy cuộc điều tra ra phạm vi rất rộng bao gồm nhiều vùng địa lý, nhiều biến động xã hội và chiều dài thăm thẳm của thời gian. Giữa chừng lại cuốn theo cái chết thứ hai, cái chết thứ ba, cái chết thứ tư… ở các hình thức hoàn toàn khác nhau, đi kèm thủ pháp sát nhân vô cùng dị thường. Cuộc điều tra khép lại ở một kết luận đau lòng và xúc động, tất cả càng thêm tang thương vì lý do gây án vốn dĩ không hề tồn tại trên đời…
LÂU ĐÀI CÁT của tác giả Matsumoto Seicho là ẩn dụ về mộng tưởng huy hoàng nhưng mong manh, là kiệt tác của một trong những tên tuổi tiêu biểu nhất của trinh thám Nhật Bản. Truyện đã được TBS dựng phim hai lần, Fuji TV dựng phim ba lần, TV Asahi dựng phim hai lần, đều được hoan nghênh nhiệt liệt nhưng lại không lột tả được thủ pháp sát nhân cực kì đặc sắc ở nguyên bản, khiến LÂU ĐÀI CÁT vẫn sừng sững ở đó nhưng khó nắm bắt, y như nhan đề nó mang.
***
Cuốn sách hơi dài vì có kha khá người chết và vị thanh tra phải đi khắp Nhật Bản để thu thập từng manh mối nhỏ. Từng địa điểm mà vị thanh tra đi qua, thậm chí cả những khoảnh khắc ở Tokyo, tác giả đều lồng ghép rất nhiều thông tin về địa lý, văn hóa của từng nơi, tuy nhiên liều lượng khá vừa vặn, không khiến mình quá khó tiếp thu hay loãng mạch truyện. Hung thủ của vụ án rất bất ngờ với mình, cách thức gây án cũng rất độc đáo, sáng tạo. Cách tác giả xây dựng nhóm Noveau Group cũng rất hay, toàn các thanh niên ưu tú trường phái avant-garde cấp tiến nhưng thực chất chỉ là một đám sân si, xấu tính luôn tìm cách vùi dập nhau. Nhóm người này khiến mình liên tưởng rất nhiều đến chính mình và những người bạn trong thế hệ mình, cuốn sách từ năm 1960 nhưng người trẻ ở thời nào cũng giống nhau, luôn tỏ ra thế hệ mình là thế hệ cấp tiến, nhưng luôn muốn mình mới là người cấp tiến nhất, đẳng cấp nhất, tự cho mình là nhân tố nổi trội nhất, vậy mà vẫn phải miễn cưỡng qua lại với nhau để kiếm tìm sự nổi tiếng, sự công nhận.
Tuy nhiên, 2 điểm mình không hài lòng khiến cho quyển sách không đạt trọn 5 sao, thứ nhất là nó có quá nhiều nhân vật, một số chỉ được nhắc thoáng qua hoàn toàn có thể lược bỏ được nhưng tác giả vẫn mô tả rất rõ công việc nghề nghiệp suy nghĩ của họ, thậm chí cả vị thanh tra đồng hành cùng vị thanh tra chính cũng khá thừa thãi, anh ta không đem đến bước tiến nào cho cuộc điều tra cả. Thứ hai, thanh tra chính gặp được quá nhiều sự trùng hợp góp phần phá được vụ án. Tất nhiên, phần lớn vụ án phá được vẫn là nhờ sự chăm chỉ, cần mẫn của anh thanh tra chính, nhưng tác giả đã tự xây dựng một vụ án gần như hoàn hảo, thế nên phải có những cái trùng hợp kia thì vụ án mới có thể giải quyết được. Nhưng cái kết của vụ án, lời giải thích cuối làm mình thỏa mãn dù nó hơi gấp một chút.
***
Lâu đài cát là tác phẩm mang phong cách trinh thám cổ điền với lượng kiển thức, nhân vật và tình tiết đồ sộ khiến mình cực kỳ ấn tượng. Trài qua 1/3 cuốn sách, mình vẫn đang bơi trong một bể nhân vật với quá nhiều tên và những sự “chưa liên quan” làm bản thân cảm thấy khá mông lung. Tuy nhiên sau khi đi vào mạch truyện thì có thể nói cuốn sách khiến mình khó dứt ra được.
“Lâu đài cát” mở đầu bằng một vụ án mạng thảm khốc, vụ án nhanh chóng chìm vào bế tắc vì không nhận diện được nạn nhân, nhân chứng mù mờ và không có manh mối thỏa đáng. Có lẽ tội ác sẽ mãi được chôn vùi nếu không có sự quyết tâm và nhạy bén của điều tra viên Imanishi – người làm mình nhớ tới “Bạch dạ hành” của Higashino Keigo (người thanh tra Sasagaki bền bỉ theo đuổi vụ án suốt bao năm).
Mặc dù có những điểm nhỏ trong sách khiến mình chưa thật sự hài lòng nhưng nó chẳng đáng là gì so với tổng thể cuốn sách. “Lâu đài cát” đi sâu vào từng chi tiết nhỏ, dẫn dắt người đọc tới nhiều vùng đất, nhiều hoàn cảnh, nhiều con người và truyền thống xưa nhưng không kém phần hấp dẫn và lôi cuốn. Tác giả vẽ nên bức tranh bằng hàng ngàn cây cọ và đặt dấu chấm hết cho nó một cách dứt khoát, nhanh chóng. Giá mà cuốn sách đi sâu hơn vào nội tâm của hung thủ, kết thúc hoành tráng hơn một tẹo thì đây sẽ trở thành một trong những tác phẩm cực kỳ, cực kỳ hoàn hảo.
Tiều thuyết này đã được chuyển thể thành phim và nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Hy vọng “Lâu đài cát” sẽ đến được với thật nhiều độc giả của Yên và nhận được nhiều sự ủng hộ để nhà xuất bản có động lực tiếp tục mang về các tác phẩm khác của Matsumoto Seicho.
Cùng Yên nhâm nhi chiều Chủ nhật với thật nhiều cảm xúc nhé!
—–
Cuốn sách hơi dài vì có kha khá người chết và vị thanh tra phải đi khắp Nhật Bản để thu thập từng manh mối nhỏ. Từng địa điểm mà vị thanh tra đi qua, thậm chí cả những khoảnh khắc ở Tokyo, tác giả đều lồng ghép rất nhiều thông tin về địa lý, văn hóa của từng nơi, tuy nhiên liều lượng khá vừa vặn, không khiến mình quá khó tiếp thu hay loãng mạch truyện. Hung thủ của vụ án rất bất ngờ với mình vì mình cứ nghĩ tác giả đang cố tình để lộ hung thủ bằng cách liên tục chiếu theo điểm nhìn của nhân vật đó, nhưng hóa ra đó là một cú lừa, cách thức gây án cũng rất độc đáo, sáng tạo. Cách tác giả xây dựng nhóm Noveau Group cũng rất hay, toàn các thanh niên ưu tú trường phái avant-garde cấp tiến nhưng thực chất chỉ là một đám sân si, xấu tính luôn tìm cách vùi dập nhau. Nhóm người này khiến mình liên tưởng rất nhiều đến chính mình và những người bạn trong thế hệ mình, cuốn sách từ năm 1960 nhưng người trẻ ở thời nào cũng giống nhau, luôn tỏ ra thế hệ mình là thế hệ cấp tiến, nhưng luôn muốn mình mới là người cấp tiến nhất, đẳng cấp nhất, tự cho mình là nhân tố nổi trội nhất, vậy mà vẫn phải miễn cưỡng qua lại với nhau để kiếm tìm sự nổi tiếng, sự công nhận.
Tuy nhiên, 2 điểm mình không hài lòng khiến cho quyển sách không đạt trọn 5 sao, thứ nhất là nó có quá nhiều nhân vật, một số chỉ được nhắc thoáng qua hoàn toàn có thể lược bỏ được nhưng tác giả vẫn mô tả rất rõ công việc nghề nghiệp suy nghĩ của họ, thậm chí cả vị thanh tra đồng hành cùng vị thanh tra chính cũng khá thừa thãi, anh ta không đem đến bước tiến nào cho cuộc điều tra cả. Thứ hai, thanh tra chính gặp được quá nhiều sự trùng hợp góp phần phá được vụ án. Tất nhiên, phần lớn vụ án phá được vẫn là nhờ sự chăm chỉ, cần mẫn của anh thanh tra chính, nhưng tác giả đã tự xây dựng một vụ án gần như hoàn hảo, thế nên phải có những cái trùng hợp kia thì vụ án mới có thể giải quyết được. Nhưng cái kết của vụ án, lời giải thích cuối làm mình thỏa mãn dù nó hơi gấp một chút.
—–
LÂU ĐÀI CÁT – Nếu được hỏi rằng thám tử/ cảnh sát nào gây ấn tượng đẹp nhất trong suốt quá trình đọc trinh thám tới hiện tại của mình thì đó là Imanishi của Lâu Đài Cát.
Tại sao giữa vô vàn những người nổi bật hơn như Amos, Rhyme, Quan Chấn Đạc, .. thì mình lại chọn Imanishi?
Lâu Đài Cát không phải là cuốn trinh thám xuất sắc nhất trong lòng mình, nhưng Imanishi là một điều tra viên mình ấn tượng nhất.
Đầu tiên là Imanishi rất thật. Ông không được buff để trở nên nổi bật. Mà sự kiên trì, bền bỉ, yêu nghề, khiêm tốn, kĩ năng suy luận, quan sát, thủ thuật để phỏng vấn nhân chứng hay các nhân vật liên quan đến vụ án, cách liên kết các sự kiện với nhau, sự khéo léo khi khai thác thông tin,.. là điểm sáng của người thanh tra này.
Quay lại với cuốn sách: Một vụ án mạng được nguỵ tạo giống như nạn nhân tự tử. Không tìm được danh tính của nạn nhân, lời khai từ phía các nhân chứng quá mơ hồ khiến cho việc điều tra dần đi vào ngõ cụt. Sau khi phát hiện ra thân thế của nạn nhân thì việc tìm ra động cơ gây án cũng là 1 vấn đề nan giải.
Một xã hội Nhật Bản thu nhỏ với đủ mọi tầng lớp từ già trẻ, giàu nghèo hiện lên tương đối chân thực dưới ngòi bút miêu tả của tác giả. Mình rất thích những đoạn về Nouveu Group (một nhóm thế hệ trẻ tự nhận là đại diện cho thế giới mới, tân tiến hơn, muốn xoá bỏ những lề lối xư cũ, nhưng cuối cùng vẫn chẳng khác thế hệ cũ là bao), nó miêu tả rất thật về bản chất một bộ phận con người tự cho mình thanh cao, kinh thường người khác, bằng mặt không bằng lòng, và về sự sự ghen tị dưới cái mác bạn bè thân thiết.
Nhưng cũng vì đi sâu vào mô tả một xã hội Nhật Bản với nhiều góc độ như vậy, nên đoạn đầu thật sự rất dài dòng, và mình còn chẳng hiểu đưa những chi tiết ấy vào để làm gì, suýt thì drop không đọc nữa. Nhưng sau đấy thì nhịp độ được đẩy nhanh hơn, các nút thắt được gỡ bỏ dần, cho đến khi các câu hỏi được giải đáp.
Đoạn kết lướt qua quá nhanh, khiến mình cảm thấy chưa thật sự hài lòng lắm. Từ lúc phát hiện ra hung thủ, chứng minh thủ thuật, rồi lừa hung thủ và cái kết mở ra nhanh đến chóng mặt. Phần mô tả nguyên nhân dẫn đến động cơ của hung thủ lại quá sơ sài, không làm nổi bật lên lý do khiến cho hắn ra tay dứt khoát, ác độc như vậy.
Kết luận: Sách không phù hợp với những bạn thích tiết tấu nhanh, thiên về suy luận nhiều, hoặc thích trinh thám có nhiều plot twist.
Phù hợp với các bạn thích 1 bác thanh gia kiên trì, nhạy bén với các chi tiết nhỏ, khiêm tốn, tình cảm, lễ độ và còn biết làm thơ Haiku.
—-
Quyển này đọc đúng nghĩa trầy trật với mình vì mình không hợp giọng văn của tác giả. Gần cuối mình còn muốn bỏ ngang với vài chi tiết khá lê thê. Ví dụ đoạn Trưởng ban đưa cho Imanishi đọc tài liệu bách khoa toàn thư, trích 1 đoạn dài mà chẳng sát gì với điều Imanishi băn khoăn trong khi Imanishi đã trình bày rõ với trưởng ban rồi, khúc này tính ra lược bớt luôn rồi giới thiệu Imanishi với chuyên viên BGD, Khoa học luôn cho rồi. Thêm vài chi tiết khác cũng trích lại từ tivi hay sách báo như thế này lắm trong khi không mấy liên quan. Có thể do mình không hợp cách tác giả xây dựng cặn kẽ từng chi tiết về bối cảnh, vài diễn biến tình hình nước Nhật trong giai đoạn được nhắc đến trong truyện.
Trong truyện nể nhất tính bền gan và nhẫn nại của Imanishi khi theo đuổi vụ án mà không hề có điểm sáng cũng như manh mối giá trị nào trong tay. Tất cả đều rất rối rắm và mờ mịt, tác giả đã thành công khi cho người đọc cảm giác nản chí vì ít ỏi manh mối nên Imanishi phải đi từng bước một, đi lòng vòng để đến gần trọng điểm.
Mình thích nhất cách tác giả xây dựng hình tượng những thanh niên tài hoa trong Nouveau Group, nổi bật nhất là Sekikawa và Waga, những người trẻ tài năng tiên phong trong lĩnh vực nghệ thuật, thổi làn gió mới nhưng cũng mang trong mình sự háo thắng và kiêu ngạo của tuổi trẻ. Một tình bạn mà toàn sự ghen tị là nhiều. Bên cạnh đó phải kể đến cách tác giả xây dựng những nhân vật nữ khá ngu ngốc trong tình cảm, dám đánh đổi tất cả cho tên đàn ông không ra gì dù chính bản thân thấy được điều đó nhưng cam lòng chấp nhận. Thành ra mình ghét toàn bộ tuyến nhân vật này cả nam lẫn nữ.
Truyện khá hay khi để độc giả phán đoán ai là hung thủ, chuyển từ người khả nghi này sang người khả nghi khác. Vậy mà kết không mấy ấn tượng, hơi nhanh và thiếu bằng chứng thuyết phục, chỉ có lời khai của nghi phạm còn lại là rõ ràng nhưng lý do sao người đó lại khai cũng không nhắc tới dù trước đó rất cẩn trọng che giấu mối quan hệ của mình với tình nhân.
Điểm mình thích ở quyển này là dịch giả quá có tâm, chú thích cẩn thận để người đọc theo kịp bối cảnh Nhật Bản những năm 1960 và cả những địa điểm được nhắc đến. Bên cạnh đó cũng phải ngưỡng mộ tầm tìm hiểu cặn kẽ từng vấn đề của tác giả nữa: từng địa phương qua chuyến đi của Imanishi, bối cảnh xã hội Nhật qua xuất thân của nhân vật, những kiến thức liên quan đến nghề nghiệp nhân vật.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.