Mô tả
“Mô hình kinh doanh tối ưu công cụ và áp dụng” được viết dựa trên nền tảng hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà quản lý muốn thay đổi mô hình kinh doanh sau đại dịch Covid nhưng chưa biết làm cái gì và làm như thế nào để bắt đầu quá trình thay đổi.
Quá trình thay đổi mô hình kinh doanh theo quan điểm của tác giả thường bắt đầu từ tối ưu hóa sản phẩm đem lại giá trị cho khách hàng, gia tăng nội lực của doanh nghiệp, rồi đến phát triển, gia tăng khách hàng mới và khách hàng trung thành, từ đó tăng doanh số và lợi nhuận. Cuối cùng là gắn kết nhân viên – nâng cao năng lực và động lực làm việc cho đội ngũ để phát triển lên tầm cao hơn.
Nội dung cuốn sách được chia làm ba phần gắn với ba mục tiêu của quá trình thay đổi, điều chỉnh mô hình kinh doanh tối ưu:
- Phần 1: Mô hình tối ưu hóa sản phẩm
- Phần 2: Mô hình tối ưu hóa khách hàng
- Phần 3: Mô hình tối ưu hóa nhân viên
Phương pháp viết cuốn sách: Cuốn sách được tác giả nghiên cứu các mô hình học thuật, tổng kết thực tiễn và đưa ra các giải pháp gợi mở để áp dụng. Cuốn sách được viết theo ba bước sau:
- Bước 1: Dựa vào các mô hình chuẩn mựcmang tính học thuật cao
- Bước 2: Giải thích mô hình dễ hiểu nhất vàví dụ minh họa cho độc giả
- Bước 3: Gợi ý giải pháp và đưa ra gợi ý ápdụng vào các tình huống thực tiễn của doanhnghiệp cùng các kinh nghiệm điều hành và tưvấn kinh doanh của tác giả trong 20 năm qua.
***
Cuốn sách này được viết dựa trên nền tảng hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà quản lý muốn thay đổi mô hình kinh doanh sau đại dịch Covid nhưng chưa biết làm cái gì và làm như thế nào để bắt đầu quá trình thay đổi.
Quá trình thay đổi mô hình kinh doanh theo quan điểm của tác giả thường bắt đầu từ tối ưu hóa sản phẩm đem lại giá trị cho khách hàng, gia tăng nội lực của doanh nghiệp, rồi đến phát triển, gia tăng khách hàng mới và khách hàng trung thành, từ đó tăng doanh số và lợi nhuận. Cuối cùng là gắn kết nhân viên – nâng cao năng lực và động lực làm việc cho đội ngũ để phát triển lên tầm cao hơn.
Nội dung cuốn sách được chia làm ba phần gắn với ba mục tiêu của quá trình thay đổi, điều chỉnh mô hình kinh doanh tối ưu:
– Phần 1: Mô hình tối ưu hóa sản phẩm
– Phần 2: Mô hình tối ưu hóa khách hàng
– Phần 3: Mô hình tối ưu hóa nhân viên.
Phương pháp viết cuốn sách: Cuốn sách được tác giả nghiên cứu các mô hình học thuật, tổng kết thực tiễn và đưa ra các giải pháp gợi mở để áp dụng. Cuốn sách được viết theo ba bước sau:
• Bước 1: Dựa vào các mô hình chuẩn mực mang tính học thuật cao
• Bước 2: Giải thích mô hình dễ hiểu nhất và ví dụ minh họa cho độc giả
• Bước 3: Gợi ý giải pháp và đưa ra gợi ý áp dụng vào các tình huống thực tiễn của doanh nghiệp cùng các kinh nghiệm điều hành và tư vấn kinh doanh của tác giả trong 20 năm qua.
Quan điểm của tác giả khi viết cuốn sách này: Muốn xây dựng, điều chỉnh hay thay đổi bất kỳ mô hình kinh doanh nào, chúng ta cần đảm bảo ba điều sau:
• Dựa trên cơ sở khoa học chuẩn mực, đứng trên vai người khổng lồ
• Dựa trên cơ sở thực tiễn – dựa vào thực tế đang xảy ra của doanh nghiệp
• Dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được các thay đổi.
AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY?
– Chủ doanh nghiệp: Người kinh doanh bắt đầu từ ý tưởng đơn giản, rồi viết thành kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết. Các ý tưởng luôn bắt đầu với ba trụ cột: (1) Tôi bán cái gì? (2) Tôi bán cho ai? (3) Đội ngũ nhân viên nào giúp tôi bán được? Khởi nghiệp bắt đầu từ ba câu hỏi đó thì khi thay đổi, điều chỉnh bất kỳ mô hình kinh doanh nào, chủ doanh nghiệp cũng nên bắt đầu từ ba câu hỏi cơ bản này. Cuốn sách này được cấu tạo gồm 3 phần để giúp các chủ doanh nghiệp trả lời một lần nữa ba câu hỏi trên. Chỉ khác là lần sáng tạo đầu tiên, các chủ doanh ngiệp chủ yếu dựa vào “linh cảm”, “bản năng” và “quan điểm cá nhân”. Lần sáng tạo thứ hai này, chủ doanh nghiệp có một công cụ hỗ trợ mang tính khoa học cao hơn.
– Ban điều hành công ty: Thực tế các thành viên trong ban giám đốc thường xuất phát điểm là một nhân viên làm ở một phòng ban nào đó. Theo thời gian, năng lực và kết quả tạo ra, cá nhân đó sẽ được phát triển lên các vị trí cao hơn. Các vị trí có thể kể tới là trưởng nhóm, phó phòng, trưởng phòng, rồi phó giám đốc, phó tổng giám đốc – tùy vào cơ cấu tổ chức của các công ty. Chính vì lý do đó, nên khi làm quản lý cấp cao thì các thành viên trong ban điều hành vẫn chỉ có một “góc nhìn chuyên môn” của mình. Vì vậy, khi thay đổi một mô hình kinh doanh thì cần học hỏi và tiếp thu ba câu hỏi quan trọng trên để có cái nhìn tổng thể, gắn với mục tiêu của doanh nghiệp.
– Quản lý phòng ban: Quá trình thay đổi muốn thành công thì cần hành động chứ không chỉ vẽ kế hoạch trên giấy. Các trưởng phòng ban là người quyết định bất kỳ quá trình thay đổi nào thành công hay thất bại. Vì thế, dù chiến lược và kế hoạch có xuất sắc đến đâu mà thiếu một đội ngũ thực thi tốt thì sẽ không đem lại hiệu quả. Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt để các quản lý cấp trung hiểu được “chủ doanh nghiệp phải làm gì”, các lãnh đạo cấp cao phải làm gì và hiểu mình cần làm gì để dẫn dắt quá trình thay đổi. Rất nhiều trưởng phòng ban chỉ tập trung vào công việc mang tính nghiệp vụ mà không hiểu được phòng ban mình tác động vào kết quả cuối cùng của doanh nghiệp ra sao. Dù bạn là trưởng, phó phòng nào trong công ty; dù là trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng kế toán, phòng kiểm soát nội bộ hay bộ phận hành chính… nếu bạn không gắn được hoạt động của mình với ba hoạt động chính của doanh nghiệp: (1) Tối ưu hóa sản phẩm, (2) Tối ưu hóa khách hàng, (3) Tối ưu hóa nhân viên, thì chắc chắn, đóng góp của bạn vào kết quả cuối cùng của doanh nghiệp là không đáng kể.
– Các bạn muốn khởi nghiệp: Đây là nhóm độc giả mà cuốn sách hướng tới nhằm giúp các bạn khởi nghiệp bắt đầu bằng ba câu hỏi lớn. Nếu trả lời được thông suốt ba câu hỏi làm thế nào để tôi (1) Tối ưu hóa sản phẩm, (2) Tối ưu hóa khách hàng, (3) Tối ưu hóa nhân viên thì quá trình khởi nghiệp sẽ không bị mò mẫm, đi vào vùng tối. Cùng với ý tưởng, kế hoạch đã có, việc cuốn sách giúp bạn trả lời được ba câu hỏi trên sẽ hỗ trợ các bạn khởi nghiệp thuận lợi hơn.
Tháng 8 năm 2021
Tiến sĩ Đào Xuân Khương
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.