Skip to content Skip to footer
-79%

Ăn Ít Để Khỏe – 1 Bữa Là Đủ Sao Phải Cần 3?

Giá gốc là: $4.80.Giá hiện tại là: $0.99.

Cuốn sách “Ăn ít để khỏe” là tài liệu đầu tiên của ông về phương pháp ăn “Mỗi ngày một bữa”. Trong cuốn sách này, ông sẽ đưa ra những căn cứ chứng minh phương pháp này là phương pháp tự nhiên nhằm bảo vệ sức khỏe và trình bày cụ thể hơn về cách xây dựng nếp sống mỗi ngày ăn một bữa.

Ăn Ít Để Khỏe – demo
Danh mục: Thẻ: , , , , , Product ID: 21141

Mô tả

Trong những năm gần đây người ta chứng minh được trạng thái đói bụng là một hoạt động quan trọng đối với cơ thể con người.

“Bạn có nghĩ việc đói bụng tốt cho cơ thể của mình?”

“Suy nghĩ này đúng là không bình thường!”

“Nếu cứ giữ nguyên tình trạng đói bụng như vậy là không tốt cho cơ thể?”

Chắc hẳn đa số chúng ta đều đang suy nghĩ như vậy.

Tuy nhiên, từ lập trường của một bác sĩ cũng như từ chính những kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể trả lời một cách rõ ràng những nghi vấn đó. “Việc cho rằng hấp thụ từ từ chất dinh dưỡng có thể giúp chúng ta trở nên khỏe mạnh là một suy nghĩ đã lỗi thời”. Ngược lại với điều đó tôi khẳng định, “mỗi lần bụng reo lên vì đói, những điều có lợi cho sức khỏe sẽ được kích hoạt ở mức độ tế bào, tạo nên hiệu quả trẻ hóa!”

Tôi đã và đang duy trì chế độ ăn “Mỗi ngày một bữa” suốt 10 năm qua, kể từ khi tôi 45 tuổi. Điều này có nguyên cớ riêng của nó. Thực tế, khi bước sang tuổi 30, tôi đã nếm trải nỗi ám ảnh kinh hoàng về cái chết.

Hồi đó, vì bố tôi có mở một phòng khám tư tại nhà nên tôi có thể trải qua những chuỗi ngày êm ả, nghiên cứu và điều trị bệnh ung thu vú tại trường đại học. Nhưng năm tôi 35 tuổi, bố tôi, khi đó 62 tuổi, đột ngột ngã quỵ vì bị nhồi máu cơ tim. Mặc dù ông đã may mắn sống sót, nhưng kể từ đó ông không thể tiếp tục công việc của một bác sĩ được nữa, nên ông nghỉ hưu. Đây cũng là lý do khiến tôi phải dừng việc nghiên cứu tại trường đại học, trở về nhà và tiếp quản phòng khám của bố.

Khác với cuộc sống nghiên cứu vui vẻ ở trường đại học, tôi phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, lắng nghe những than phiền từ họ. Mỗi ngày của tôi bỗng chốc tràn ngập muôn vàn mỏi mệt. Cũng vì mệt mỏi mà tôi trở nên ham mê ăn uống, khiến cân nặng tăng nhanh chóng. Tôi lên đến 77kg, béo hơn 15kg so với hiện tại. Đó là hậu quả của việc hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng. Hơn nữa, trước đây tôi có tiền sử bị táo bón khá trầm trọng, nên chuyện khốn khổ hơn đã bắt đầu xảy ra. Đó là mỗi khi ngồi rặn trong nhà vệ sinh, tôi lại bị rối loạn nhịp tim.

Các bạn sẽ nghĩ “Bệnh táo bón với chứng rối loạn nhịp tim có liên quan gì đến nhau?”, nhưng trên thực tế, chúng thật sự có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi lần cơ thể phải “rặn” vì táo bón, máu sẽ bị dồn lên, khiến cơ quan cảm biến huyết áp của động mạch cảnh hoạt động ngay lập tức, gây ức chế hoạt động của tim đế giảm huyết áp. Triệu chứng này được gọi là “phản xạ xoang động mạch cảnh” hay “phản xạ xoang cảnh”. Và hậu quả là chứng rối loạn nhịp tim sẽ xảy ra thường xuyên. Nếu nghiêm trọng, có khi bị cả ngày không dứt.

Rối loạn nhịp tim sẽ gây ra trạng thái khó thở, cũng có trường hợp bị mất ý thức tạm thời ngay trong nhà vệ sinh do tụt huyết áp. Trầm trọng hơn, hiện tượng này có thể tạo ra những cục máu gọi là “huyết khối” nếu dòng chảy của máu trong tim chịu tác động xấu do chứng rối loạn nhịp tim. Những cục máu này khi chạy đến não sẽ gây “tắc mạch máu não”, đi đến phổi sẽ gây nghẽn mạch phổi, thậm chí có thế gây mất mạng trong nhà vệ sinh lúc nào không biết. Thời gian đó, việc bước vào nhà vệ sinh mỗi ngày đối với tôi là một nỗi kinh hoàng.

Cũng vì thế mà tôi lao vào thử nghiệm vô số phương pháp bảo vệ sức khỏe. Tôi chăm chỉ tập gym, cố gắng bơi lội và sử dụng máy tập thể thao. Tôi định giảm cân bằng cách tập thể dục. Nhưng trớ trêu thay, vì tập luyện nên tôi càng ăn nhiều hơn, khiến cân nặng ngày một tăng thêm. Tôi mệt mỏi với việc giảm cân, kế hoạch dinh dưỡng cũng ngay lập tức khiến tôi phát ớn, không thể tiếp tục nổi.

Trong khi liên tục thử nghiệm và tìm kiếm các phương pháp mới, tôi nhận thấy ngay sau khi ngừng ăn thịt và đổi sang chế độ ăn uống chủ yếu là rau xanh, căn bệnh táo bón cố hữu nghiêm trọng của tôi bỗng chốc được chữa trị. Tuy nhiên, cũng có lúc tôi cảm thấy thèm thịt kinh khủng. Nhưng nếu tôi ăn thịt thì ngay buổi sáng hôm sau, bệnh táo bón khi xưa liền quay trở lại. Tôi cảm thấy sợ hãi vô cùng vì cảm giác đau đớn như sắp chết đến nơi trong nhà vệ sinh, cho nên về sau tôi không thể ăn thịt được nữa.

Chuyện này đúng là kỳ quái. Nó giống như người hút thuốc lá nếu tạm cai được thuốc sẽ trở nên khó chịu với mùi thuốc lá. Trường hợp của tôi cũng tương tự như vậy, sau khi ngừng ăn thịt một thời gian, dù có ăn món beef steak hảo hạng tôi vẫn không cảm thấy có mùi vị gì, chẳng khác nào đang nhai giấy, đến mức tôi chỉ muốn nôn ra.

Ngoài ra, sau khi tôi dừng ăn thịt, mùi hôi của cơ thể cũng tự nhiên không còn nữa. Cơ thể của những người thích ăn thịt, hoặc những người bị gan nhiễm mỡ hay mắc các bệnh về huyết áp, thường có lượng chất béo nhiều trong bã nhờn, những chất này sẽ bị peroxy hóa trở thành các lipid peroxide gây ra mùi hôi cho cơ thể. Các chất đó được gọi là “nonenal” và chúng hầu như đã bị loại bỏ khi chúng ta dừng ăn thịt.

Thêm vào đó, nếu chúng ta giảm lượng thức ăn bằng phương pháp “Bữa ăn cơ bản1”, thì trọng lượng cơ thể cũng sẽ giảm xuống và tình trạng của cơ thế cũng sẽ ngày một tốt lên. Nhìn từ góc độ dinh dưỡng, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu việc cơ thể trở nên hoạt hóa nhờ được tiếp nhận “dinh dưỡng đầy đủ” gói gọn trong một bữa ăn tưởng chừng đơn giản.

Mặc dù vậy, việc tuân thủ “bữa ăn cơ bản” trong mỗi bữa rất khó khăn. Vì nhiều khi chúng ta không thấy thèm ăn vào buổi sáng và trưa, ngược lại, đến buổi tối, có lúc ta lại phải ăn rất nhiều món trong các buổi gặp mặt. Cho nên, thói quen nào dù tốt đến đâu mà thiếu thực tiễn cũng không thể tiếp tục lâu dài được.

Do đó, sau khi đã thử nghiệm muôn vàn cách khác nhau, phương án được tôi lựa chọn để cải thiện tình hình chính là ăn “Mỗi ngày một bữa”. Cho đến thời điểm hiện tại, sau 10 năm, tình trạng sức khỏe của tôi về cơ bản là tốt, cân nặng luôn duy trì ở 62kg. Và hơn hết, làn da của tôi trở nên trẻ trung đầy sức sống, tôi trẻ ra đến mức khi đi kiếm tra sức khỏe, “tuổi mạch máu2” của tôi được chẩn đoán là 26 tuổi.

Tuy nhiên, trong đầu tôi vẫn mông lung với những nghi vấn: “Phương pháp ăn mỗi ‘ngày một bữa’ có thật sự tốt cho cơ thể hay không?”, “Mình giới thiệu cho mọi người liệu có ổn không?”

Những nghi vấn này của tôi đã hoàn toàn được giải đáp nhờ một nghiên cứu về “gen tuổi thọ” được thực hiện trong những năm gần đây. Trong tất cả những thí nghiệm trên động vật, các nhà khoa học chứng minh được rằng việc giảm 40% lượng thức ăn có thể kéo dài 1,5 lần tuổi thọ. Không chỉ dừng lại ở đó, nghiên cứu còn cho thấy, việc giảm bữa ăn còn tạo nên một diện mạo đầy sức sống, cải thiện nòi giống, vẻ bề ngoài cũng trở nên trẻ trung và tươi đẹp hơn.

Mức độ trẻ trung và tươi đẹp biểu thị cho sức khỏe nội tại. Nếu các cơ quan bên trong cơ thể hoạt động trơn tru, máu tuần hoàn tốt, thì da sẽ căng bóng, eo cũng thon gọn. Ngược lại, nếu bên trong cơ thế sức khỏe không tốt, thì dù có tô vẽ bằng đồ trang điểm cao cấp đến thế nào, hay được trị liệu làm đẹp đến đâu đi nữa cũng không thể tạo ra vẻ đẹp thật sự.

“Vẻ bề ngoài” là tiêu chí đánh giá sức khỏe dễ nhận ra nhất. Dù bạn có nghĩ bản thân mình thực sự khỏe mạnh thì có thể mới chỉ đơn giản là “Tôi chưa bị bệnh nặng bao giờ”, “các chỉ số vẫn bình thường” mà thôi. Tôi thấy rất ít người có thể tự tin nói rằng cơ thể và làn da của họ đẹp.

“Vẻ bề ngoài” bị lão hóa là bằng chứng của việc có mỡ trong nội tạng và cơ thể đang dần hình thành hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome)3. Có nghĩa là, nếu không phòng ngừa cẩn thận hội chứng chuyển hóa, chúng ta không thể có được một sức khỏe thật sự tốt, không thể có một diện mạo trẻ trung tươi mới.

Điều tôi đang muốn nhấn mạnh đến là việc có được một làn da đẹp, trẻ trung, tươi mới cùng vòng eo thon. Đó chính là đích đến của phương pháp ăn “Mỗi ngày một bữa”.

Từ sau khi gen tuổi thọ được phát hiện, tôi đã chính thức đưa ra phương pháp ăn “Mỗi ngày một bữa”, số lần tôi tham gia nói chuyện trên các chương trình truyền hình hay tại những buổi diễn thuyết ngày một tăng, những bài viết có liên quan đến chống lão hóa cũng ngày một nhiều. Sau đó, tôi trở thành Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Y học Chống lão hóa quốc tế.

Quyển sách này là tài liệu đầu tiên tôi viết về phương pháp ăn “Mỗi ngày một bữa”.

Trong quyển sách này, tôi muốn nói rõ hơn về căn cứ chứng minh việc ăn “Mỗi ngày một bữa” là phương pháp tự nhiên nhằm bảo vệ sức khỏe, và trình bày cụ thể hơn “cách xây dựng nếp sống mỗi ngày ăn một bữa”. Bên cạnh đó, các bạn sẽ thấy rõ những thay đổi trên cơ thể mình khi áp dụng phương pháp ăn “mỗi ngày một bữa”, đặc biệt là về ngoại hình.

Tôi nghĩ quyển sách này sẽ đưa ra những vấn đề trái ngược hoàn toàn với những “tri thức thông thường” có liên quan đến sức khỏe mà các vị đã tin tưởng cho đến thời điểm hiện tại, vậy nên mong các bạn sẽ hứng thú đọc quyển sách đến dòng cuối cùng.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ăn Ít Để Khỏe – 1 Bữa Là Đủ Sao Phải Cần 3?”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin bổ sung

Tác giả

Yoshinori Nagumo

Dịch giả

Minh Yến

Format

Ebook, Epub

Thể loại

Sức Khỏe

Số trang

200

NXB

Lao Động

Năm xuất bản

2020