Skip to content Skip to footer
-51%

Đại Dương Biển

Giá gốc là: $2.00.Giá hiện tại là: $0.99.

Sau Lụa, Đại dương biển một lần nữa khẳng định tài năng đặc biệt của Alessandro Baricco. Một chút hồi hộp, một chút phiêu lưu, vài giọt triết lý, hài hước và chất thơ được pha chế tinh tế, khéo léo đã tạo nên một kiệt tác.

Đại Dương Biển – demo

Mô tả

Đại dương biển là bức tranh ghép từ các mảnh cuộc đời của những vị khách kỳ lạ tại quán trọ Almayer bên bờ biển: một họa sĩ vẽ biển bằng nước biển, một phụ nữ đẹp tìm cách quên người tình, một giáo sư với cái họ kỳ cục đi săn lùng các giới hạn trong tự nhiên, một cô gái trẻ không muốn chết, một cha xứ vui tính, một người đàn ông cùng lòng hận thù. Và trong căn phòng cuối cùng, căn phòng thứ bảy: một người đàn ông bí ẩn và những đứa trẻ kỳ lạ. Tất cả đều đang tìm kiếm, và tại đây, trước biển, họ tìm thấy chính số phận mình, thấy con đường dành riêng cho mình. Xuyên suốt câu chuyện hình ảnh biển lúc nào cũng hiện hữu, biển vừa dịu dàng vừa dữ dội, vừa hiền hòa vừa đáng sợ, và cất giấu trong lòng mình một sự thật – một sự thật không giành cho con người.
Sau Lụa, Đại dương biển một lần nữa khẳng định tài năng đặc biệt của Alessandro Baricco. Một chút hồi hộp, một chút phiêu lưu, vài giọt triết lý, hài hước và chất thơ được pha chế tinh tế, khéo léo đã tạo nên một kiệt tác.

Một vài nhận xét

1. Dấu hiệu của những kiệt tác là người ta không thể thêm gì vào đó cũng chẳng thể bớt đi dù chỉ một từ. Đại dương biển là như thế. (Le Point)

2. Baricco thôi miên chúng ta bằng một ngôn ngữ kỳ lạ… Đại dương biển lãng mạn và rất trữ tình. (The New York Times)

3. Một cây bút đáng để đọc và ngợi ca bởi sự duyên dáng và thú vị tuyệt vời (The Washington Times)

4. Baricco khiến chúng ta nghĩ đến Kafka, đến Céline, Perec, Palazzeschi và có lẽ cả Calvino, nhưng cuối cùng ông vẫn cứ là chính mình, duy nhất, một bậc thầy kết nối và phối hợp. (L’Unità)

5. Các nhân vật trong Đại dương biển thật kỳ lạ, mỗi người được Baricco trao gửi một điều bí mật. (L’Espresso)

6. “Đại dương” không phải một từ thừa, danh từ ấy được dùng như một tính từ bởi “biển” quá khiêm tốn để diễn đạt đủ cái mênh mông của biển ấy, một biển biển hơn chính bản thân nó. (Libération)

7. Một cuốn tiểu thuyết để nghiền ngẫm từng dòng một. (Il Giorno)

8. Hấp dẫn, sâu sắc và hài hước sắc sảo. (The Observer)

***

Review Sách “Đại Dương Biển” – Phép Cộng Của Các Giới Hạn

Giữa những người khổng lồ ấy, Alessandro Baricco vẫn xác lập được một vị trí đặc biệt, cả trong dòng văn học lấy biển làm đề tài lẫn trong văn học nói chung. Viết trước cuốn tiểu thuyết lừng danh Lụa ba năm, Oceano Mare (Đại dương biển) xứng đáng được coi là một tác phẩm âm nhạc bằng ngôn từ, một bản giao hưởng ba chương…

Biển quyến rũ chúng ta, và không ngạc nhiên khi dòng chảy lịch sử văn học thế giới được “giữ nhịp” bằng những tác phẩm lớn viết về biển. Ở khởi thủy đã có Homer và bản anh hùng ca về biển cả cùng người anh hùng Odysseus, sau này Herman Melville làm choáng váng thế kỷ 19 bằng sự mê hoặc của “cá voi trắng” Moby Dick; Victor Hugo cũng dành một số lượng trang viết đồ sộ cho đại dương và Joseph Conrad ghi những dấu ấn không thể phai mờ lên văn chương hiện đại và gần đây hơn cả, John Banville, nhà văn rất kén người đọc, đoạt giải Booker (2005) bằng tiểu thuyết Biển (bản tiếng Việt của Trịnh Lữ).

Giữa những người khổng lồ ấy, Alessandro Baricco vẫn xác lập được một vị trí đặc biệt, cả trong dòng văn học lấy biển làm đề tài lẫn trong văn học nói chung. Viết trước cuốn tiểu thuyết lừng danh Lụa ba năm, Oceano Mare (Đại dương biển) xứng đáng được coi là một tác phẩm âm nhạc bằng ngôn từ, một bản giao hưởng ba chương với phần một (“Quán trọ Almayer”) khoan thai, phần hai (“Lòng biển”) trầm lắng nhưng kìm nén và phần ba (“Những khúc ca trở lại”) viết ở hình thức allegro, nhịp điệu nhanh nhiều lúc như lốc cuốn và liên tục mở rộng thêm chủ đề.

Đặc điểm này cũng dễ hiểu, khi ngoài văn chương Baricco còn là một nhà âm nhạc học có tiếng, từng viết một tác phẩm phân tích nhạc của Rossini. Nhà phê bình người Pháp Michel Schneider, vừa chuyên về văn học vừa chuyên về âm nhạc, khi viết về Đại dương biển đã chỉ ra những khoảng lặng được sử dụng hết sức chính xác và nhuần nhuyễn trong cuốn tiểu thuyết, và cho rằng đó là do ảnh hưởng của việc nghe và áp dụng đầy tinh tế nhạc của Joseph Haydn. Ở một khía cạnh khác, phần hai Đại dương biểnvới tiết tấu rất chậm đồng thời lại có nhiều chỗ “đảo phách” đã báo trước phong cách sau này sẽ đưa Baricco đến với đông đảo bạn đọc trên thế giới trong Lụa, với những đoạn lặp đầy chủ ý, có thể gây khó chịu cho nhiều người nhưng đồng thời cũng tạo ra nét rất riêng trong văn phong của Baricco. Năm 2007, khi Lụa được chuyển thể thành phim (đạo diện François Girard), thì có thể nói Baricco đã thành công trên hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật, một điều rất hiếm thấy ở một tác giả tuổi đời còn khá trẻ (ông sinh năm 1958).

Đại dương biển mở ra với một tham vọng lớn: thông qua nhân vật trung tâm không phải là ai khác ngoài chính bản thân biển, Baricco tìm cách nắm bắt được “sự thật”: biển mênh mông như một bằng chứng cho sự hoàn hảo của tự nhiên (cách diễn đạt điều này của Baricco rất đặc biệt: ông gọi đó là “hành động xâm nhập âm thầm của sự hoàn hảo”). Bên bờ biển, tại một chốn hẻo lánh không ai biết đến, có những con người kỳ lạ tập hợp tại quán trọ Almeyer, nơi “có vẻ đẹp mà chỉ riêng những kẻ thua trận mới có được. Và sự trong sạch của kẻ yếu. Và sự cô đơn hoàn toàn của kẻ lạc đường.” Tất cả đã chuẩn bị cho một câu chuyện không thường thấy, và quả thực Baricco đã vô cùng khéo léo trong việc sử dụng tài năng ngôn từ cũng như âm nhạc để đẩy tác phẩm của mình khi mênh mông thờ ơ như biển cả lúc lặng sóng, khi rít lên như gió trong những trận bão biển kinh hoàng.

Tại một quán trọ được điều hành bởi mấy đứa trẻ, có mấy con người tìm đến với hy vọng chữa trị thể xác, và nhất là tâm hồn. Cô bé Elisewin bị bệnh về thể chất, cô gái Ann Devéria muốn chữa khỏi “bệnh ngoại tình”. Theo Baricco, biển có quyền năng của một “toa thuốc của sự tự do hoang dã bị kìm nén”; những lúc hưng phấn nhất, ông sẽ miêu tả cách chữa trị của biển như một sự hòa trộn về nhục cảm, như một cuộc tình ái dữ dội nhất cũng như thanh khiết nhất.

Hai con người kỳ quặc hơn cả ở Almeyer là họa sĩ Plasson, người tìm cách vẽ chân dung biển bằng những bức tranh trắng xóa, đến nơi đây với mục đích tìm ra nơi khởi đầu của biển; người thứ hai là nhà khoa học Bartleboom, mong muốn viết được cuốn sách khổng lồ với nhan đề kỳ quặc Bách khoa thư về các giới hạn quan sát được trong tự nhiên, với phần phụ lục về giới hạn khả năng của con người. Với Bartleboom, gần như một dạng “người phát ngôn ý tưởng” trong Đại dương biển, thiên nhiên hoàn hảo nhờ có giới hạn, và sự hoàn hảo ấy “là kết quả của một phép cộng các giới hạn”. Thiên nhiên hoàn hảo vì nó không phải là vô tận. Plasson đi tìm khởi đầu của biển, còn Bartleboom lại tìm nơi kết thúc của biển, sự gắn kết chuẩn xác đến mức ta không còn nghi ngờ gì nữa về mục đích được nêu ra ngay từ đầu cuốn tiểu thuyết: kiếm tìm “sự thật”.

Nhưng sự thật không phải là điều dễ tìm. Không phải ngẫu nhiên khi Baricco xếp rất nhiều câu chuyện bên cạnh nhau đến vậy trong Đại dương biển. Các thành phần của phép cộng phải đủ lớn thì mới có thể phần nào chạm tới được sự hoàn hảo mơ ước. Câu chuyện về con tàu đắm ở phần hai đột nhiên đưa thêm vào cuốn tiểu thuyết những yếu tố mới: sự hung hiểm của biển, nỗi bất an và những khuấy động, các đối nghịch đặt cạnh nhau như một thủ pháp hiệu quả của chủ nghĩa lãng mạn mà Baricco luôn biết cách thể hiện. Biển có thể là chữa trị hay cứu rỗi, nhưng nó cũng là “khu vườn mênh mông của người chết, không có giới hạn, không có cây thập tự”. Theo Michel Schneider, tuy Đại dương biển có nhiều chi tiết như vậy nhưng, cũng giống như các tác phẩm văn chương lớn khác, không thể thêm vào hay bớt đi bất kỳ chi tiết nào mà không làm tổn hại đến cấu trúc chung. Theo Schneider, ít tiểu thuyết nào mà “mỗi từ lại có sức nặng đến thế, có tầm quan trọng lớn đến thế”.

Đến cuối truyện, khi các mảnh ghép bắt đầu tìm được đúng chỗ của nó trên bức tranh chung, điều ham muốn lớn nhất của Baricco cũng lộ diện: điều ông muốn làm với tác phẩm của mình là “nói về biển”, theo một cách thức chắt lọc cao độ nhất, để đi từ chỗ rất nhiều ngôn từ đến những mức độ tiết kiệm khác nhau, thậm chí chỉ bằng một từ duy nhất. Đây cũng là cách viết của Baricco trong Đại dương biển: chắt lọc đến tối đa để không có gì là thừa thãi; Đại dương biển trở thành một câu chuyện về các cảm giác với những đường viền và nét vẽ gần với sự mơ hồ, đẹp nhưng gần như không thể nắm bắt, và cũng chỉ thực sự đẹp trước một số người nhất định, giống như số người rất hãn hữu hiểu được những bức tranh thuần một màu trắng của họa sĩ Plasson.

Văn phong chắt lọc này sẽ đạt tới một trình độ mới ở Lụa, cuốn tiểu thuyết về Hervé Joncour, lần này cũng bị ám ảnh về biển, nhưng là để vượt qua nó. Và vậy là lại bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới.

* Sinh năm 1958 tại Torino, thoạt tiên Alessandro Baricco làm nghề báo, chuyên viết phê bình văn học và âm nhạc, một thời gian mở hiệu bán sách và trường dạy viết văn. Năm 1991, ở tuổi 33, Baricco xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, Lâu đài giận dữ, ngay lập tức giành giải thưởng Médicis của Pháp. Năm 1993 là Đại dương biển và 1996, tiểu thuyết Lụa(Seta) khiến Baricco trở thành tác giả nổi tiếng thế giới. Ở Việt Nam từng có hai bản dịch Lụa, của Quế Sơn trước đây và mới nhất là của dịch giả Tố Châu. Ngoài sáng tác, Baricco còn là tác giả của nhiều tiểu luận văn học và phê bình âm nhạc.

Nguồn: tuanvietnam

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đại Dương Biển”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin bổ sung

Tác giả

Alessandro Baricco

Dịch giả

Hoàng Mai Anh

Format

Ebook, Epub

Thể loại

Lãng Mạn

Số trang

316

NXB

Văn Hoá Sài Gòn

Năm xuất bản

2009