Skip to content Skip to footer
-89%

Đền Mạng

Giá gốc là: $9.10.Giá hiện tại là: $0.99.

Rất ít tác giả dám đưa quá trình xử án vào trong tác phẩm của mình, một phần là vì những rườm rà không đáng sẽ dẫn đến sự nhàm chán, và có những góc khuất trong pháp luật mà nhiều độc giả hầu như sẽ không mong đợi được biết quá cặn kẽ

Đền Mạng – demo

Mô tả

Lấy bối cảnh một thị trấn nhỏ ở miền Nam nước Mỹ những năm 1960, Đền Mạng bắt đầu bằng việc Tonya, một cô bé da đen, mười tuổi đã bị hai thanh niên da trắng cưỡng hiếp và hành hạ một cách dã man. Trong cơn phẫn nộ và mất niềm tin vào pháp luật, Carl Lee Hailey – cha cô bé đã bắn chết hai kẻ bất nhân và làm bị thương nặng một cảnh sát. Anh bị kết tội giết người. Jake Tyler- một luật sư da trắng, đã tìm mọi cách bào chữa cho Carl.
Đền Mạng mang không khí đặc trưng của một tiểu thuyết hình sự: căng thẳng, u ám và có phần nặng nề, nhưng cách tác giả khai thác sâu tâm lý nhân vật cũng mang đến nhiều cảm xúc sâu lắng cho độc giả. Mỗi bước đi của nhân vật đều khiến người xem hồi hộp, lo lắng và chờ đợi những điều sẽ diễn ra tiếp theo.
Hấp dẫn và đầy nhân văn, tác phẩm phản ánh một cách chân thực nạn phân biệt chủng tộc và những hệ lụy của nó đối với cuộc sống của những người da đen thời điểm đó. Họ thấp cổ bé họng, họ bị xem thường và pháp luật dường như chỉ thuộc về những người da trắng. Tác phẩm còn mang đến một thông điệp ý nghĩa: cuộc chiến giành công lý chưa bao giờ là một cuộc chiến dễ dàng, đôi khi bạn phải trả giá rất đắt cho điều đó. Nhưng chỉ cần kiên trì và nỗ lực hết sức, một ngày nào đó, những điều tốt đẹp rồi sẽ đến.
Tác phẩm Đền Mạng cũng đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên.
John Grisham là một nhà văn, luật sư, chính trị gia, và nhà hoạt động người Mỹ nổi tiếng với các tác phẩm hình sự ly kỳ. Sách của ông đã được dịch sang 42 thứ tiếng trên toàn thế giới. Đền Mạng là tác phẩm đầu tay của ông. Tính tới năm 2012, sách của ông đã bán ra hơn 275 triệu bản trên toàn cầu. Grisham cũng là một trong ba nhà văn bán ra hai triệu bản ngay trong lần xuất bản đầu tiên (những người còn lại là Tom Clancy và J.K. Rowling với bộ Harry Potter nổi tiếng).

Những tác phẩm bestseller của ông, The Firm, The Guardians, The Last Juror, A Time For Mercy… cũng sắp ra mắt bạn đọc Việt Nam.

***

Năm 1989, có một chàng luật sư đang phục vụ cho Hạ Nghị Viện Missisipi đã xuất bản một cuốn sách với với những đề tài đang gây nhức nhối trong thời bấy giờ – lạm dụng trẻ em và sự phân biệt chủng tộc, và cuốn sách ấy nhanh chóng tạo được tiếng vang. Tốt nghiệp ngành luật và có một khoảng thời gian len lỏi dự thính và học hỏi khắp các phiên tòa xét xử, John Grisham đã đặc biệt chú ý đến một vụ án xâm hại trẻ em mà nạn nhân là một cô bé 12 tuổi.

Một ngày nọ, tôi đã va phải một phiên tòa khủng khiếp, trong đó một bé gái đã tuyên thệ chống lại một gã đàn ông đã hãm hiếp cô bé một cách hung bạo. Với tôi, đó là một trải nghiệm kinh hoàng, dù tôi chỉ là khán giả. Trong một lúc, cô bé tỏ ra dũng cảm; lúc kế tiếp, bé tỏ ra nhu nhược đến đáng thương.

Chính những trải nghiệm thực tiễn về sự phẫn nộ và nhu cầu công bằng cho nạn nhân, mà John Grisham đã bắt đầu mường tượng đến sự trả thù của người nhà cô bé, mà ở đây, là trên cương vị của người chủ gia đình, người cha, người nắm quyền trong mọi quyết định. Mùa thu năm 1984, John Grisham đặt ngòi bút cho cuốn sách đầu tiên, và hành trình tìm lại công lý cho con gái của người cha da đen Carl Lee Hailey đã ra đời. Khác với những tác giả khác có thể đào sâu tình tiết vào sự khốn khổ và tâm trạng cùng cực của nạn nhân, nhằm tranh thủ tình thương và sự đồng cảm của độc giả, thì nghiệp vụ của Grisham đã hướng ông đến một lối đi khác – tiểu thuyết pháp đình.

Rất ít tác giả dám đưa quá trình xử án vào trong tác phẩm của mình, một phần là vì những rườm rà không đáng sẽ dẫn đến sự nhàm chán, và có những góc khuất trong pháp luật mà nhiều độc giả hầu như sẽ không mong đợi được biết quá cặn kẽ, hoặc cũng không thể hiểu hết được. Trái ngược với những điều vừa nêu ra, John Grisham đã dùng những kinh nghiệm tích cóp được để thể hiện từng bước pháp lý trong câu chuyện đầy dãy bi thương và đau xót. Những góc khuất trong quá trình xét án, những phiên tòa tranh luận và biện hộ, cùng những bàn bạc toan tính phía sau các buổi chầu tòa đều được bày lên trang giấy như những thước phim tài liệu được ghi lại chi tiết.

Có một vài tranh cãi trên một diễn đàn mà mình đã đọc được vào những năm trước, và nổi bật là một luận điểm rằng liệu nhân vật Carl Lee Hailey có nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt như thế, nếu ông là một nhân vật thực thụ ở ngoài đời không? Khi Carl Lee rắp tâm trả thù kẻ thủ ác với mọi sự toan tính, và đặt cược cả cuộc đời của mình vào những phát súng oan nghiệt, có phải là đòi lại công lý như những gì ông ấy luôn tin tưởng hay không? Bởi vì một khi người dân đã tự tay tranh đoạt công đạo, thì pháp luật được đề ra để làm gì? Và liệu sự bi thương trong vụ án bé Tonya, có đủ cơ sở để trở thành lý do dung thứ cho một vụ án khác, mà cha cô ấy là kẻ thủ ác? Carl Lee đã phất cờ đòi công lý ngay khi chưa một phiên tòa xét xử nào diễn ra, và cũng chưa có một quyết định pháp luật nào được xác định, điều này khiến những người luôn tin tưởng vào sự công bằng của pháp luật có những trăn trở nhất định trong sự lựa chọn giữa đúng và sai. Trong cuộc tranh luận trên diễn đàn đó, những sắc tộc khác nhau đứng trên những lập trường khác nhau đã tranh cãi rất nhiều luận điểm đáng phải suy nghĩ. Họ không vì màu da của mình trùng với nạn nhân mà thiên vị khi đề ra những ý kiến về việc liệu có sự công bằng tuyệt đối trong phạm vi tòa án hay không.

***”Không có một phiên tòa nào hoàn hảo dành cho nhân loại.” ***

Keigo đã khẳng định chắc nịch điều đó. Phiên tòa trong lòng mỗi chúng ta thật không may đôi khi không phải là những gì sẽ diễn ra trước vành móng ngựa và trước hội đồng xét xử. Có quá nhiều thứ cần phải suy xét đến, để có thể xác định tội lỗi của một người, và quyết định mức án của người đó nếu có tội. Tiểu xảo và kỹ năng tuy là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau, nhưng trên phương diện nào đó, chúng lại cần thiết cho nhau, và luôn đi đôi bổ trợ cho nhau khi phe công tố và bào chữa đối diện trong phiên tòa xét xử.

John Grisham xây dựng bầu không khí rất thật. Đầy đủ hương vị đắng cay và thống khổ, nguy hiểm được đề cập đến rất đời thường. Ông không đề cao hệ thống pháp lý một cách hoa mỹ và sáo rỗng, vì ngay chính ông dù là một luật sư, nhưng khi ngồi dự thính với thân phận là một người dân thường chứng kiến màn tội ác ghê rợn với cô bé 12 tuổi, ông cũng đã có những xúc cảm thông thường như bao người khác.

Tôi như bị thôi miên. Tôi không sao mường tượng nổi cơn ác mộng mà bé và gia đình đã trải qua. Tôi tự hỏi liệu tôi sẽ làm gì nếu đó là con gái tôi. Khi tôi quan sát bé khổ sở đứng trước bồi thẩm đoàn, tôi đã muốn tự mình bắn chết tên cuỡng dâm kia. Trong một khoảnh khắc ngắn nhưng kéo dài như vô hạn, tôi đã muốn là cha của cô bé. Tôi đã muốn công lý. Tôi trở nên ám ảnh bởi ý tưởng sự phục thù của người cha. Một bồi thẩm đoàn những con người trung bình và bình thường liệu sẽ làm gì với một người cha như thế?

Nguồn: Gigi Bui
#review Đền Mạng

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đền Mạng”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin bổ sung

Tác giả

John Grisham

Bộ Sách

Jake Brigance [1]

Dịch giả

Tuấn Việt

Format

Ebook, Epub

Thể loại

Trinh Thám

Số trang

804

NXB

Trẻ

Năm xuất bản

2022