Skip to content Skip to footer
-79%

Đừng Bán Khi Chưa Được Giá

Giá gốc là: $4.70.Giá hiện tại là: $0.99.

Trong Đừng bán khi chưa được giá, hai ý tưởng này không hề mâu thuẫn với nhau. Nếu bạn cho rằng chỉ cần làm việc cật lực là có thể bán được công ty, thì bạn đã lầm. Ngược lại, để bán được công ty với giá cao nhất, bạn phải xây dựng doanh nghiệp của mình phát triển thịnh vượng mà không cần tới bạn, để chủ sở hữu tiếp theo có thể tiếp tục phát triển doanh nghiệp và thu lợi nhuận từ thành quả bạn đã tạo dựng khi bạn rời đi.

Đừng Bán Khi Chưa Được Giá – demo

Mô tả

Bạn có muốn xây dựng một doanh nghiệp phát triển vượt trội mà vẫn được tự do tự tại sống theo ý mình? Bạn có muốn tạo dựng một công ty mà bạn có thể sang nhượng lại được để có thể nghỉ ngơi thoải mái hoặc theo đuổi các ý tưởng lớn tiếp theo?

Trong Đừng bán khi chưa được giá, hai ý tưởng này không hề mâu thuẫn với nhau. Nếu bạn cho rằng chỉ cần làm việc cật lực là có thể bán được công ty, thì bạn đã lầm. Ngược lại, để bán được công ty với giá cao nhất, bạn phải xây dựng doanh nghiệp của mình phát triển thịnh vượng mà không cần tới bạn, để chủ sở hữu tiếp theo có thể tiếp tục phát triển doanh nghiệp và thu lợi nhuận từ thành quả bạn đã tạo dựng khi bạn rời đi.

Tác giả John Warrilow sẽ hướng dẫn bạn cách tạo ra một công ty phát triển nhanh, thu được nhiều lợi nhuận và có thể mở rộng được, trao cho bạn cơ hội được tự do và giấc ngủ ngon mỗi đêm mà bạn khao khát. Chỉ cần bạn luôn nhớ rằng: BẠN LÀ NGƯỜI ĐIỀU HÀNH CÔNG TY, ĐỪNG ĐỂ CÔNG TY ĐIỀU KHIỂN CUỘC SỐNG CỦA BẠN!

***

Cuốn sách này nói về cách xây dựng một công ty có thể phát triển mà không cần tới bạn. Khi đó, bạn đã có một khối tài sản rất đáng giá và có thể bán lại. Tôi có thể viết cuốn sách này theo cẩm nang hướng dẫn từng bước kèm danh sách những việc cần làm và các biểu đồ, nhưng tôi đã chọn cách kể chuyện.

Đây là câu chuyện giả tưởng về Alex Stapleton – chủ một công ty quảng cáo muốn bán đi công ty của mình. Công ty của Alex khá thành công và phát triển được một lượng khách hàng trung thành, nhưng anh lại vướng phải một vấn đề. Do là người có nhiều kinh nghiệm nhất trong chuyên môn nên anh thường kiêm nhiệm phần lớn việc bán hàng của công ty. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi mọi khách hàng của Alex đều chỉ muốn đích thân anh phụ trách dự án của họ.

Cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, Alex lâm vào bế tắc và không biết phải làm gì để phát triển công ty lên một tầm cao mới. Khi quyết định bán công ty, anh đã tìm gặp người bạn cũ Ted Gordon – một doanh nhân rất thành đạt. Câu chuyện mở ra khi Ted hướng dẫn cho Alex cách bán lại công ty.

Dù đây là một câu chuyện giả tưởng nhưng những trải nghiệm của Alex lại rất thực tế đối với nhiều chủ công ty. Tại Mỹ, có khoảng 23 triệu công ty và chỉ có vài trăm nghìn công ty có thể bán lại được mỗi năm. Nghĩa là, với mỗi một công ty nhỏ có người mua lại, sẽ có khoảng 100 công ty không bán được. Cuốn sách này cung cấp một bộ khung và kế hoạch hành động để đảm bảo công ty bạn thuộc 1% đáng mơ ước đó.

Đây không phải là một cuốn tự truyện. Alex và Ted là hình mẫu tổng hợp của những người mà tôi đã gặp cùng những kinh nghiệm tôi đã đúc kết được trong suốt 15 năm hoạt động trong thị trường công ty quy mô nhỏ. Lần đầu tôi biết tới sự nghiệp của một doanh nhân là khi mới tốt nghiệp, được bố mẹ đưa tới buổi lễ trao thưởng và vinh danh một nhóm doanh nhân khởi nghiệp thành đạt. Tôi đã lắng nghe những câu chuyện tuyệt vời về cuộc đời họ rồi quyết định lập ra một chương trình phát thanh để kể lại những câu chuyện ấy – chương trình có tên “Today’s Entrepreneur” (tạm dịch: Doanh nhân trong ngày), và cứ cuối tuần tôi lại phỏng vấn một doanh nhân khác nhau trong suốt ba năm. Tôi cũng thành lập một công ty sự kiện và một công ty marketing, rồi dành 12 năm để xây dựng một công ty nghiên cứu chuyên hỗ trợ các tập đoàn lớn đang nhắm tới những công ty nhỏ. Hằng năm, chúng tôi tiến hành phỏng vấn và khảo sát hơn 10.000 chủ công ty nhằm đào sâu ý tưởng trong đầu họ hơn. Tôi đã rất may mắn khi được gặp những người thầy tận tâm, những hình mẫu để tôi xây dựng nhân vật Ted Gordon.

Một trong những điều quan trọng nhất tôi học được là dù có khó khăn khi nghĩ tới cảnh phải thoái lui khỏi công ty do chính mình vất vả gây dựng, bạn vẫn có rất nhiều lý do cho việc mong muốn xây dựng một công ty có thể bán được:

• Công ty bạn có thể là khoản tích lũy tốt nhất cho một cuộc sống hưu trí an nhàn.

• Có thể bạn muốn xây dựng một công ty khác.

• Có thể bạn cần tiền để giải quyết vấn đề tài chính cá nhân.

• Có thể bạn cần nhiều thời gian hơn cho bản thân.

• Có thể bạn muốn ngủ ngon hơn mỗi tối khi biết mình có thể bán lại công ty nếu muốn hoặc cần.

Tất nhiên, đây chỉ là một vài ví dụ điển hình, nhưng dù động cơ tạo dựng một công ty có thể bán được của bạn là gì, tôi hy vọng câu chuyện của Alex và Ted sẽ truyền cảm hứng và giúp ích ít nhiều cho bạn.

Hãy giữ liên lạc bằng cách tham gia cộng đồng các chủ công ty – những người đã xây dựng nên các công ty có thể hoạt động mà không cần tới họ tại: www.BuiltToSell.com

John Warrillow

Twitter: @JohnWarrillow

Facebook.com/BuiltToSell

Trang blog được cập nhật hằng tuần:

BuiltToSell.com/blog

***

Trong gần 3 thập kỷ làm việc tại tạp chí Inc. – ban đầu với cương vị là chủ bút, sau đó với tư cách là tổng biên tập, rồi trở thành biên tập viên độc lập1 – tôi đã gặp rất nhiều người thầy đáng kính và chính họ đã dạy cho tôi những kiến thức tuyệt vời về kinh doanh khởi nghiệp. Một trong những điều tôi học được là nghịch lý cơ bản nằm trong cốt lõi của việc xây dựng một công ty, chí ít là nó đã được những doanh nhân thông thái nhất áp dụng: Bạn nên liên tục vận hành công ty như thể nó sẽ trường tồn mãi mãi, đồng thời cũng cần cố gắng hết sức để tối đa hóa giá trị của nó và xây dựng theo các quy chuẩn cho phép nó có thể bán được với giá cao nhất tại bất cứ thời điểm nào.

Đó là triết lý của Jack Stack, đồng sáng lập kiêm CEO của tập đoàn SRC Holdings tại Springfỉeld (Misouri), đồng tác giả viết hai cuốn sách cùng tôi, The Great Game of Business (Kinh doanh một cuộc chơi lớn) và A Stake in the Outcome (Đặt cược vào nhân viên, Tiền vào trong tay bạn)2, về việc khám phá cơ chế mà ông cùng các đồng nghiệp đã sử dụng để gây dựng nên một tập đoàn lớn đến vậy. Đó cũng là triết lý của Norm Brodsky, một doanh nhân sở hữu nhiều công ty khởi nghiệp, đồng thời cũng viết chung một cuốn sách với tôi, The Knack (Túi khôn – Những mẹo mực trên thương trường3) và một chuyên mục lâu năm cùng tên trên tạp chí Inc.

Triết lý của John Warrillow cũng như vậy. Trên thực tế, John đã nhắc đến hướng tiếp cận này như một “chiến lược của các lựa chọn”, trái ngược với “chiến lược thoái lui”. Ý tưởng ở đây là cần tạo ra càng nhiều lựa chọn trong tương lai càng tốt. Theo anh, theo đuổi chiến lược các lựa chọn đồng nghĩa với việc bạn đang xây dựng các hệ thống và đội ngũ quản lý để khi khách hàng mua công ty xuất hiện hoặc bạn quyết định ra đi, bạn sẽ có một công ty có thể bán lại. Mặt khác, bạn có thể bổ nhiệm ai đó vào vị trí Chủ tịch công ty, còn bạn thì chuyển sang vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị, chính là một kiểu thoái lui. Hoặc bạn cũng có thể vẫn ở lại và xây dựng công ty sao cho nó có thể phát triển mà không cần đến bạn.

Vấn đề ở đây là những công ty thành công nhất đều là những công ty có thể bán lại, và các doanh nhân thông thái hàng đầu đều tin rằng bạn nên xây dựng một công ty có thể sang nhượng cho dù bạn không có ý định bán nó hoặc chưa vội thoái lui. Nếu bạn cũng tin như vậy, đây chính là cuốn sách dành cho bạn. Trong cuốn Đừng bán khi chưa được giá, John đã rất thành công trong việc nêu bật các tiêu chuẩn mà những người mua công ty thường tìm, bằng một cách thức rất thông minh và cuốn hút: kể chuyện. Mặc dù Alex Stapleton – nhân vật chính của câu chuyện – sở hữu một công ty quảng cáo, nhưng những bài học cơ bản mà anh rút ra được có thể áp dụng cho bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Ngoài ra, cuốn sách còn giúp bạn củng cố tư duy về cách xây dựng một công ty có thể bán lại, bất kể loại hình kinh doanh của bạn là gì.

John chính là người mà bạn cần xin ý kiến về vấn đề này. Rất hiếm người có hiểu biết sâu rộng về thế giới của các công ty nhỏ như John. Tôi biết anh thông qua một hội nghị do công ty của anh – Warrillow & Co. – tổ chức hằng năm nhằm giúp những chuyên gia marketing thuộc các công ty nằm trong danh sách Fortune 5004 tìm ra cách bán lại các công ty nhỏ. Hội nghị này nổi tiếng là một sự kiện đặc biệt nhằm tìm hiểu xem các công ty nhỏ hơn muốn gì và làm thế nào để tiếp cận họ một cách hiệu quả nhất. Ngoài các hội nghị, Warrillow & Co. còn phát hành những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về các công ty nhỏ dựa theo khảo sát thường niên được thực hiện trên hàng trăm nghìn chủ công ty. 100 tập đoàn lớn đã chi một khoản phí lớn cố định để được tiếp cận những tài liệu này cùng những thông tin quý giá mà John và các đồng nghiệp đã phát triển suốt hàng năm trời. Bản thân John cũng là “chủ xị” của một chương trình khởi nghiệp trên sóng phát thanh quốc gia. Đó thực ra lại chính là cách mà anh khởi nghiệp: Các công ty lớn bắt đầu liên hệ với anh để xin lời khuyên về cách tiếp cận thị trường công ty nhỏ. Anh đã bán Warrillow & Co. vào năm 2008, điều mà anh sẽ không thể làm được nếu không xây dựng được một công ty có thể tiếp tục phát triển mà thiếu vắng anh.

Đây cũng chính là lý do tạo nên sự hấp dẫn của cuốn sách này. John Warrillow đã tìm hiểu rất kỹ về các doanh nhân khởi nghiệp, anh đã phỏng vấn hàng trăm chủ công ty trên sóng phát thanh, tự xây dựng công ty của riêng mình trong thị trường doanh nghiệp nhỏ và cuối cùng đã bán lại nó cho người khác. Nếu bạn muốn biết cách xây dựng một công ty có thể bán lại, hãy lắng nghe những người đã có kinh nghiệm thực tế trong việc này trước tiên. John Warrillow chính là người đó.

Bo Burlingham

Tổng biên tập tạp chí Inc.

và là tác giả của cuốn Small Giants

(Những người khổng lồ bé nhỏ)5

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đừng Bán Khi Chưa Được Giá”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin bổ sung

Tác giả

John Warrilow

Dịch giả

Nguyễn Mai Khanh

Format

Ebook

Thể loại

Kinh Doanh

Số trang

296

NXB

Công Thương

Năm xuất bản

2019